Với những người thuộc các thế hệ 5X, 6X, 7X, chiếc bàntính gẩy là hình ảnh khá quen thuộc thời họ còn là học sinh phổ thông. Nhưng
việc chiếc bàn tính biến mất khỏi SGK từ bao giờ thì ngay cả những giáo viên
dạy Toán lâu năm cũng không tường tận.
Số học lớp 6 -PT-NXB -1978 : cuốn sách là
thời hoàng kim của chiếc bàn tính gảy bởi chính nó đã được sử dụng làm hình ảnh
minh họa duy nhất trên bìa sách.
Toán lớp 6 (1981 - 2001) : không còn
hình vẽ chiếc bàn tính nhưng nội dung vẫn có ba bài nói về cách sử dụng bàn
tính: Bàn tính (bài 15), Cộng bằng bàn tính (bài 16), Trừ bằng bàn tính (bài
17).
Trong cuốn này, chiếc bàn tính được giới thiệu như sau: “Một số
dân tộc trên thế giới từ lâu đã biết sử dụng bàn tính để thực hiện một cách
tiện lợi các phép cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên, các số thập phân, đặc
biệt là các phép cộng, trừ”.
Bản in năm 1998 và không hề có ba bài về ban tinh gay . Thậm chí, hình ảnh minh họa
lớn nhất của bìa sách là hình vẽ chiếc máy tính bỏ túi của hãng SHARP.
Nhà giáo Lê Hải Châu, tác giả các cuốn sách Toán 6 chương trình
cải cách, nay tuổi đã cao giải thích ngắn gọn: “Hồi ấy chẳng ai dùng bàn tính
nữa nên người ta bỏ, không dạy”.
Theo ông Nguyễn Đăng Quang, nguyên Phó Tổng giám đốc NXB Giáo
dục, việc bỏ các bài dạy về sử dụng bàn tính gẩy ra khỏi chương trình là hợp lý
trong tình hình hiện nay.
Ông Quang giải thích: “Bàn tính gảy có xuất xứ Trung Quốc. Do đó,
việc Trung Quốc chú trọng dạy học sinh sử dụng bàn tính gẩy chẳng qua là họ
muốn đề cao giá trị truyền thống của họ. Chúng ta không nên bắt chước họ”.
Cũng theo thầy Vũ Hữu Bình, dù không cần thiết phải dạy bàn tính
gẩy cho học sinh phổ thông nhưng cũng nên có những chuyên gia nghiên cứu về bàn
tính gảy và không nên để kỹ năng sử dụng công cụ này mai một.
Từ năm 1996 đến nay, hàng năm bạn tổ chức các kỳ thi chọn học sinh
sang Singapore học phổ thông theo chương trình học bổng của ASEAN (đầu vào là
học sinh lớp 9). Với môn Toán, Singapore quy định học sinh vào phòng thi không
được mang máy tính bỏ túi. Mọi phép tính thí sinh phải tự làm bằng tay. Ví dụ
đó cho thấy Singapore có ý thức như thế nào trong việc phá bỏ sự lệ thuộc của
học sinh vào các công cụ tính toán hiện đại......
Nhìn nhận chưa đúng tầm quan trọng
của bàn tính gảy[ ban tinh gay] đối với quá trình hình thành tư duy toán học trong một đứa
trẻ là sai lầm của người lớn chúng ta. Vì vậy , chúng ta nên cho trẻ tiếp xúc với bàn tính gảy sớm, sẽ làm chúng tư duy, nhanh nhẹn hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét